Hà Thuận An

[DANH THỦ] Hà Thuận An 12391116_1114211161932149_6102408429248424342_n

Cố danh thủ Hà Thuận An (1923 -1971) là một tên tuổi lớn của làng cờ Trung Quốc, ông vốn người tỉnh Triết Giang nhưng lập nghiệp sinh sống tại Thượng Hải.
Năm 1940, lúc 17 tuổi, ông theo học cờ với danh thủ Lý Vũ Thượng. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã đạt được sự tiến bộ đáng kinh ngạc. Năm 1945, ông bắt đầu nổi tiếng khi công đài do danh thủ khét tiếng “Thất tỉnh kỳ vương” (vua cờ 7 tỉnh) là Châu Đức Dủ làm đài chủ, Hà Thuận An đã chiến thắng vẻ vang. Sau đó, từ 1947 trở đi ông đã nhiều lần đoạt chức vô địch Thượng Hải.
Tuy vậy Hà thiếu hiệp sau trận đấu vẫn nhận thấy những khiếm khuyết của mình và thân chinh tới tiểu lầu Lăng Vân Các gặp Chu tiên sinh nhờ chỉ giáo thêm. Sau một thời gian công lực của Hà càng thêm mạnh mẽ siêu quần. Ba năm sau, tức 1948 Hà Thuận An khiêu chiến với Độc phiến khách Đổng Văn Uyên - Nguyên là kẻ thù của Chu Đức Dụ, một cao thủ ngạo mạn thiếu đức độ, được xem như Đinh Xuân Thu lão quái. Cuộc tỷ thí diễn ra tại Phẩm Phương Trà Lâu, khán giả yêu cờ kéo tới xem đông khủng khiếp, đông như Tụ Hiền Trang quần hùng đại chiến Kiều bang chủ vậy. Và kết quả Hà thiếu hiệp đã oanh liệt đả bại họ Đổng. Từ đó bộ ba Hà Thuận An, Chu kiếm Thu và Chu đức Dụ được giang hồ mệnh danh la Hoa đông tam Hổ. Các danh kỳ của cả một vùng rộng lớn từ Quảng Đông, Hongkong, cho tới Hán Khẩu Bắc Kinh đều tôn vinh Hà Thuận An như một trong nhưng đại cao thủ, họ cho rằng chỉ có Dương Quan Lân mới có khả năng đương đầu với ông.
Đáng buồn cho Hà thiếu hiệp là khi tài năng đang thời kỳ sung mãn thì ông mắc chứng bệnh tiền đình, suy huyết cùng với thể trạng vốn không được khỏe mạnh nên trong những trận thi đấu đường dài, cường độ thi đấu căng thẳng đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thi thố. Cái chức kỳ vương tưởng chừng như sớm muộn cũng sẽ về tay nhưng mãi mãi không trở thành hiện thực. Bằng chứng là năm 1956 tại giải vô địch cá nhân TQ ông thi đấu rất xuất sắc nhưng đến vòng trong bệnh tật tấn công khiến ông choáng váng và phải nghỉ giữa chừng và một ván cờ đang trên thế thắng đã để hòa đáng tiếc. Người hâm mộ rất tiếc cho ông vì trong lòng họ Hà Thuận An sẽ nhất định có ngày sẽ truất ngôi Ma kỳ Dương Quan Lân. Sau đó ông lượng sức mình không kham nổi cuộc chinh phục đỉnh cao nên đem hết kỳ nghệ truyền cho Hồ Vinh Hoa và cụ thể đến năm 1960 ông dìu người đệ tử kiêt xuất của mình vào trận chung kết với Dương quan Lân an toàn bằng cách đem hết nội lực đánh một trận khuất phục danh thủ nổi tiếng Lý Nghĩa Đình, để cho Hồ đăng quang và bắt đầu một kỷ nguyên mới của đế chế Thập liên Bá.
Trong các giải toàn Trung Quốc năm 1958 và 1960, ông đứng vị trí thứ 3 và tại giải lần thứ 5 ông vươn lên vị trí thứ nhì. Từ đó, ông luôn được xếp vào 6 đại danh thủ hàng đầu của Trung Quốc. Đánh giá về ông, giới cờ Trung Quốc đã nhận định: Kỳ nghệ của danh thủ họ Hà thật “siêu quần bạt chúng”, rất giỏi những đoạn bắt quân và chỉ cần hơn 1 Tốt cũng đủ đánh bại đối phương. Đặc biệt với chiến trận “Đương đầu Pháo Tấn Tam Binh đối Bình Phong Mã” ông nghiên cứu rất thâm sâu. Ông còn dành tâm huyết biên soạn nhiều tài liệu rất có giá trị như “Tượng Kỳ Đại Quan” (hợp soạn cùng Lý Vũ Thượng) “Đương đầu Pháo phá phản cung Mã”, “Dịch kinh” v.v...
— cùng với Lý Nghĩa Đình (TQ), Hồ Vinh Hoa (TQ), Vương Gia Lương (TQ), Mạnh Lập Quốc, Hà Thuận An (thầy của HVH), Huệ Tụng Tường (TQ), Phương Hiếu Trân (TQ), Lưu Ức Từ (TQ), Dương Quan Lân (TQ), Thái Phúc Như (TQ), Trương Nhuận (TQ), Chu Kiếm Thu (TQ), Mã Khoan (TQ) và Trần Bách Tường (TQ)