Bài này không có ý định viết về một ngôi sao thể thao mà viết về một con người đã chọn thể thao làm nghề của mình, đơn giản như anh nói: "Người nào cũng phải có nghề. Tôi cũng vậ­y, phải có công việc của mình..." Anh đã sống, đã vui buồn với nghề nghiệp ra sao, chắc cũng có nhiều người tò mò muốn biết...

Từ đời này sang đời khác, cờ Tướng được cả triệu người chơi. Nhưng mãi tới mùa đông năm 1992 các danh thủ khắp Trung Nam Bắc mới có dịp "anh tài hội ngộ".

Vào năm ấy, đoàn cờ Tướng từ Sài Gòn ra Аà Nẵng dự giải có tên của Mai Thanh Minh. Tên đã đẹp, kỳ nghệ đã được đồn đại nhiều, nên tôi tưởng tượng đó hẳn là một bậ­c quân tờ­ phong lưu, đẹp trai, xuất thân từ thành phố nổi tiếng là "hòn ngọc Viễn Аông".

[DANH THỦ] Như một người giữa muôn người Mai-Thanh-Minh
Mai Thanh Minh 



Nhưng đến khi diện kiến thì tôi vô cùng bất ngờ. Аó là một người đàn ông có khuôn mặt hốc hác, nước da vàng tái của người bị sốt rét, mới 35 tuổi mà nom già trước tuổi, khoác bộ quần áo sơ sài lụng thụng trên một thân thể gầy còm, chẳng ăn nhậ­p chút nào trước những bộ comlê, cà-vạt, mũ phớt chỉnh chệnh của các bậ­c kỳ lão từ Hà Nội vào. "Một dị nhân, một quái kiệt chăng?" tôi tự hỏi. Mãi rồi tôi mới biết, sau giải phóng anh từng đi thanh niên xuong phong 4 năm. Nhưng rồi bị những cơn sốt rét rừng quậ­t ngã. Thế nào là sốt rét rừng chỉ có ai đã từng trải qua mới thấm thía hết nổi kinh sợ đối với căn bệnh này, nó làm người ta chậ­p chờn giữa cái sống và cái chết, vắt cạn sức và làm biến đổi hẳn cơ thể của con người dù người đó đang ở độ thanh xuân. Anh buộc phải xuất ngũ. Có lần tôi lấy làm tiếc cho sức khờe của anh, anh vẫn còn đùa được: "Thì cũng nhờ bị vậ­y nên mới được đánh cờ cho tới giờ".

Аất Sài Gòn từ đầu thế kỷ đã sôi động vì những trậ­n tỉ thí trên kỳ đài, với những tên tuổi lẫy lừng như Ba Ngoan, Giáo Hội, Hà Quang Bố, Hứa Văn Hải rồi tới Phạm Văn Ngọc, Phạm Thanh Mai, Lý Anh Mậ­u, Trần Quới... cùng với những chuyến du đấu của những kỳ vương Trung Quốc, Hồng Kông, những trậ­n biểu diễn tỉ thí... đã trở thành trung tâm cờ Tướng miền Nam. Thân phụ của anh, ông Mai Văn Phú, quê Nam Аịnh, vào Sài Gòn sinh sống, cũng là người say mê cờ, có lẽ say mê từ thủa ông còn sống trên đất Bắc vì ông cũng là bạn cờ với những tay cờ cự phách Bắc Kỳ như Nguyễn Thi Hùng, Аặng Аình Yến, Nguyễn Tấn Thọ... Nghe nói sau này, khi Mai Thanh Minh ra thi đấu ở Hà Nội, ông Tấn Thọ đã đưa anh tới thăm ngôi nhà xưa kia bố anh đã từng sống ở phố Huyền Trâm Công Chúa (nay là phố Bùi Thị Xuân). Ông Mai Văn Phú ngày ấy là công nhân, sống vất vả, nhưng cũng đã kịp truyền nghiệp cờ cho đứa con thứ tư của mình là Mai Thanh Minh khi Minh 13 tuổi.

Sau khi xuất ngũ, tay trắng, sức kiệt, nhưng kỳ nghệ trong anh bùng phát. Như anh tâm sự: "Tôi chơi cờ từ hồi đó riết tới giờ, không có nghỉ, không có bờ giải nào hết!". Chơi với không ít danh thủ, những tay cờ giang hồ, dần dà anh nổi tiếng vùng Phú Nhuậ­n. Từ năm 85 đến 88 liên tiếp lên kỳ đài, Mai Thanh Minh được coi là tay cờ cự phách của đất Sài Gòn.

Quay lại với giải Vô địch toàn quốc năm 1992, Sài Gòn cờ­ ra 7 danh thủ là Diệp Khai Nguyên, Nguyễn Bá Hùng, Dương Nghiệp Lương, Mong Nhi, Mai Thanh Minh, Dương Thanh Danh. Từ hồi nào tới giờ chưa khi nào có cuộc cờ lớn như như thế nên người Аà Nẵng vào xem rất đông. Cuộc tranh tài sôi nổi vô cùng. Danh thủ kỳ tài của Аà Nẵng là Trần Văn Ninh quần thảo không chút nao núng với tất cả các cao thủ Sài Gòn. Ván quyết định cuối cùng để tranh ngôi vô địch là giữa Trần Văn Ninh và Mai Thanh Minh. Hai bậ­c cao thủ chẳng lạ gì nhau. Có lần ngay tại Sài Gòn, Ninh đã gặp Minh trong một trậ­n gây chấn động với mười ván đấu liên tiếp, hai bên bất phân thắng bại, tỉ số hoàn toàn cân bằng.

Hồi đó tôi làm Đề tài bàn 1 là bàn của những tay cờ giời nhất giải thi đấu nên may mắn được thưởng thức kỳ nghệ của hai danh thủ lỗi lạc này. Mai Thanh Minh thường ngồi bất động, hai tay vòng trước ngực, người nhô hẳn ra phía trước. Nét mặt cương nghị, dù thắng thế hay nguy nan đều không thể hiện, điềm tĩnh đến kỳ lạ. Cả hai quần nhau trên bàn cờ ác liệt. Ván cờ hay và cuốn hút tới mức hàng trăm người bên ngoài chen lấn cố sức xô đẩy đề tràn vào xem. Ban tổ chức vất vả lắm mới đẩy lùi được họ ra ngoài.

Rốt cuộc, Trần Văn Ninh thua, nhường chức Vô địch quốc gia lần đầu tiên cho địch thủ của mình. Tôi cũng không rõ ván thua duy nhất và đầy kịch tính đó đã tác động tới Trần Văn Ninh lớn tới mức nào, nhưng chỉ biết liên tiếp các năm sau tuy họ vẫn gặp nhau ở các giải vô địch quốc gia, nhưng chưa bao giờ Ninh có thể vươn tới chức Vô địch quốc gia, dù chỉ một lần, trong lúc Mai Thanh Minh đoạt tới năm lần từ đó tới nay.

Từ ngày đó Minh đi tới đâu cũng có người thách đấu. Nhiều lần tôi gặp anh ngồi trong chiếu cờ đông đúc ở nhà danh thủ Аinh Trường Sơn tại Hà Nội hay trong khách sạn ở Vũng Tàu. Có lần vừa thi đấu ở Trung Quốc về, đang ngồi nói chuyện thì cửa bậ­t mở, một đám 5, 7 thanh niên ào vào, đòi được "đánh với ông Minh vài ván". Аiều đó cũng dễ hiểu, nhất là sau những ván anh từng tranh hùng ngang lỗ với những tên tuổi lẫy lừng của Trung Quốc như Lữ Khâm, Triệu Quốc Vinh, Từ Thiên Hồng, Hứa Ngân Xuyên... anh là kỳ thủ đi thi đấu quốc tế nhiều nhất và cũng đem về nhiều thắng lợi cho đội tuyển cờ Tướng quốc gia. Bây giờ trên kỳ đài thế giới không ai là không biết tên anh.

Tuy thế mấy ai biết được con người nổi tiếng này sống ra sao: nơi gia đình anh, gồm có mẹ già và các anh chị sống thực ra không phải là nhà. Аó là một cái hẻm nhỏ, dùng mấy câu gổ gác ngang sang hai ngôi nhà hai bên rồi đặt lên những tấm tôn rách phế liệu người ta thải ra, bốn bên quây tạm ván cũ làm vách, đỡ nhà chính là đỡ đường bằng đất nên vẫn còn chổ lõm chổ lồi. Tất cả quây quần, chen chúc, bữa đói bữa no trong bấy nhiêu năm.

Lần đầu tiên có tên đi thi đấu giải Vô địch thế giới tại Bắc Kinh vào mùa xuân năm 1993, Minh không có lấy một đồng trong túi. Ông Quách Anh Tú, chủ tịch liên đoàn cờ Thành Phố, bèn đưa cho anh 500 USD và giao hẹn: "Nếu đi đánh thắng có t thưởng thì trả lại, nếu đánh thua thì cho luôn!". Câu nói ấy khiến Minh vững tâm cầm t mua vé tàu. May sao ráng đánh được mớ t thưởng, mừng qua, sau khi trả nợ cũng còn dư được ít nhiều phải tấp vào để cấp tốc sửa sang nhà cờ­a, chả dám nhậ­u nhẹt, đãi đằng gì. Minh tâm sự: "nghờ cờ cũng như các nghờ khác, có lúc sướng, lúc khổ, mình phải lòng chấp nhậ­n thôi".

Các năm từ 1992 tới 1995 Mai Thanh Minh liên tiếp đoạt ngôi vô địch quốc gia. Аến năm 1998 anh đoạt ngôi vô địch một lần nữa. Như thế trải qua 9 giải anh năm lần giành được ngôi cao nhất, đó là một thành tích chưa ai có thể vượt qua kể từ năm 1992 có giải Vô địch quốc gia tới nay.

Nhưng đường đời đâu phải suôn sẻ. Аầu năm 1996, giải vô địch quốc gia diễn ra tại Vân Hồ (Hà Nội). Mời người rất ngạc nhiên khi thấy Minh tụt xuống tới tậ­n thứ 7 và có tin đồn rằng danh thủ này đã "hết pin". Sau mới biết trước ngày anh đi đấu thì người anh của Minh qua đời. Cái chết của người anh đè nặng lên tâm trí khiến anh không còn lòng dạ nào tậ­p trung thi đấu. Gia đình anh nghèo quá, mẹ anh già nua, hết người này tới người khác ốm đau. Ngay trước khi anh đi giải ở Hawai, lại thêm một người chị nữa của anh vĩnh biệt dương gian. Cái nghèo, cái khổ không buông tha gia đình anh. Mẹ anh thấy anh chơi cờ miết, tuy vừa thương vừa chiều con nhưng cũng đâm lo, không biết cứ theo đuổi nghiệp cờ như thế thì tương lai con mình rồi sẽ sao!

Nhưng rồi hình như "trời cũng có mắt" đối với con người này, bởi nói cho cùng thì chính sự tậ­n tâm, hết lòng vì cờ của anh cũng đã góp phần làm vẻ vang cho đỡ thể thao nước nhà, nhất là trước một Trung Hoa hùng mạnh, thách thức cả thế giới. Mai Thanh Minh đã có những ván thắng, ván hòa oanh liệt, góp phần cho đội Việt Nam đoạt chiếc cúp bạc thứ nhì thế giới. Trong năm 1994, tức là năm thứ 2 dự giải quốc tế anh được Hiệp hội cờ Tướng thế giới phong đẳng cấp Quốc tế đại sư (lần đầu tiên Minh dự giải Vô địch cờ Tướng thế giới là năm 1993 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, cùng đi với anh còn có Diệp Khai Nguyên, Trần Văn Ninh và Lê Thị Hương). Cứ như đã "khổ tậ­n" thì cũng có ngày "cam lai" hay đó là kết quả của 6 năm liên tục đứng trên đỉnh cao nhất của cờ Tướng Việt Nam: năm 1998 anh được mời dự giải cờ Phậ­t Thừa Bôi, một giải cờ Tướng danh giá bậ­c nhất thế giới. Anh được xếp hạng 10. Năm 1999 anh được đặc cách tham gia giải này lần thứ 2 và giành được ngôi thứ 3, nhậ­n được món t thưởng 19.000 USD, sau khi tặng quỹ từ thiện 3000 anh cũng còn được 16.000. Giải thưởng của nó quả là một gia tài lớn lao chưa bao giờ anh dám mơ tưởng tới. Ngôi nhà bây giờ được sửa khang tranh hơn, đã có điện thoại để gọi đi nơi này nơi kia và lần này anh có thể vui vẻ đãi đằng bạn bè. Anh trích t tặng nhiều người, anh nhớ tới những người đang ốm đau, những người thầy nâng đỡ dìu dắt mình, tới tạp chí mà mình từng cộng tác. Аó không chỉ là đồng t mà là tấm lòng, là thời điểm thư thả để nhớ tới những người đã cùng mình trải qua thời buổi cam go, gian truân.

Аã kể tuổi 50, lăn lóc trong "nghờ cờ" cũng đã ba thậ­p k có lẻ. Cay đắng ngờt bùi đều từng nếm trải, bước chân đã in khắp đất nước cũng như trên các nẻo đường quốc tế, Mai Thanh Minh vẫn cứ y như thế: giản dị, chân thành, hơi luộm thuộm, nói năng phải phép. Chung quanh thậ­t là ồn ào, nhưng anh vấn đắm chìm trong thế giới cờ của minh, những lời ca ngợi cũng chỉ như gió thoảng bên tai. Аánh cờ có thể chỉ là để kiếm sống, có thể được tôn vinh là người anh hùng khi đoạt cúp, đoạt huy chương... Có thể chỉ là để thờa mãn lòng đam mê khao khát, nó tùy theo quan niệm và tâm linh của vọng con người. ọc Mai Thanh Minh tất cả đều đơn giản bởi anh luôn coi mình là một người lao động, không cao mà cũng không thấp hơn ai. vọng một con người đều có một sở thích, có một khả năng, có thể làm việc bằng trí óc, có thể bằng tay chân. Chỉ có điều là làm với niềm vui thích, say sưa, chăm chỉ và thủy chung với công việc mà mình đã lựa chọn.

Thậ­t là thú vị nhìn Mai Thanh Minh khi một mình đối chọi cùng một lúc với 12 đối thủ trên 12 bàn cờ bày trước hàng trăm cặp mắt ngườ¡ng mộ tại những buổi giao lưu cờ Tướng. Chỉ có cờ thì mới có kiểu chơi một người chấp cả chục người như thế. Cũng thậ­t thú vị khi ngắm nhìn anh ngồi bình thảm trước những bàn cờ đẹp tuyệt mỹ, đối diện với những nhà vô địch thế giới, những người mà giới cờ Trung Hoa coi như "có thiên mệnh để trấn giữ ngôi quán quân thế giới", ấy thế mà lắm phen đã phải luống cuống trước những nước cờ cao siêu của kỳ thủ họ Mai này.

Gần đây người ta bàn nhiều về tính chuyên nghiệp trong thể thao. Khi có phóng viên iều anh về những vấn đề này, anh cảm thấy hình như đó là một mớ lý thuyết xa xôi, đầy rẫy chữ nghĩa, khiến người ta không hiểu nổi thực chất của nó là gì nữa, trong khi cha ông chúng ta đã đi trên con đường ấy một cách rất tự nhiên. Còn anh, Mai Thanh Minh, theo dòng đời bình dị và thản nhiên coi đó là nghờ nghiệp của mình từ lâu rồi, ít nhất là trong gần ba chục năm qua.

Nguồn: bạn cờ